Trong thực hành điện tử, ta cần 1 bộ nguồn ổn định và có các mức điện thế phù hợp. Vì vậy đa số các bạn lựa chọn loại adapter nhiều jack điện thế để dễ làm việc.
Tuy nhiên, giá thành loại này hơi đắt (nếu là nguồn xung) và công suất nhỏ không phù họp khi làm nhiều ứng dụng. Vì thế ta tận dụng 1 cái nguồn máy tính (mua secondhand có 20-30k) làm bộ nguồn đa chức năng với công suất khá lớn.
2. Cấu tạo – Hoạt động
Phần này khá phức tạp, nếu ai có nhu cầu thì đọc trong tài liệu sau:
3. Sử dụng.
Nguồn máy tính thông thường gồm các loại chấu sau:
- Chấu cắm ATX dùng cắm lên main: Là chấu cắm lớn và nhiều dây nhất, thường có 20-24 chân(pin)
- Chấu cắm ATX phụ (12V) gồm 4 chân, chỉ cung cấp điện áp 12V.
- Chấu cắm thiết bị IDE, dùng cho ổ quang, ổ cứng chuẩn IDE hoặc các quạt tản nhiệt.
Ngoài ra còn có chấu cắm ổ mềm, hoặc chấu cắm SATA dùng cho các thiết bị chuẩn SATA.
Tuy có nhiều loại chấu cắm với hình dạng khác nhau, nhưng cơ bản bộ nguồn chỉ cung cấp 1 số loại điện áp nhất định và được qui ước theo màu của dây điện.
Quy ước chung về các mức điện áp theo màu dây trong nguồn máy tính như sau:
Màu đen (black): Dây chung, Có mức điện áp quy định là 0V; Hay còn gọi là GND, hoặc COM. Tất cả các mức điện áp khác đều so với dây này.
Màu cam (Orange): Dây có mức điện áp: +3,3 V
Màu đỏ (Red): Dây có mức điện áp +5V.
Màu vàng (Yellow): Dây có mức điện áp +12V (thường quy ước đường +12V thứ nhất đối với các nguồn chỉ có một đường +12V)
Màu xanh nước biển (Blue): Dây có mức điện áp -12V.
Màu xanh lá cây (Green): Dây kích hoạt sự hoạt động của nguồn.
Dây màu tím (Purple): Điện áp 5Vsb (5V Standby)
Để sử dụng, đầu tiên ta nối dây xanh lá cây trên chấu cắm main vào dây đen bất kỳ để kích cho nguồn hoạt động. Sau đó, tùy nhu cầu sử dụng mà lấy điện áp ra theo quy ước màu dây.
1. Khảo sát thị trường: Vinaresearch, iPanelonline, infoQ
2. Làm offer: Donkeymail, No-minimum, Cashihits, Clicksia, Clixzor
3. Gõ captcha: Megatypers
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét